Hội thảo khoa học: “Tiềm năng phát triển bộ chế phẩm sinh học từ các loài nấm có khả năng phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng”

9/25/2023 4:25:49 PM

Hội thảo khoa học: “Tiềm năng phát triển bộ chế phẩm sinh học từ các loài nấm có khả năng phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng”

Chiều ngày 19/9/2023, tại phòng họp 707, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học: “Tiềm năng phát triển bộ chế phẩm sinh học từ các loài nấm có khả năng phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng” nhằm trao đổi, chia sẻ các kết quả nghiên cứu, sử dụng các loài nấm có tính đối kháng, tính ký sinh ngoài tự nhiên, tạo nên các chế phẩm sinh học có khả năng phòng ngừa bệnh, sâu hại cây trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710844451222-57dade868a4b467c7758ac4d2ec5f9e1-20230920045214-e.jpg

PGS.TS. Đinh Ngọc Thức - Phó trưởng phòng QLKHCN&HTQT phát biểu đồng chủ trì hội thảo

Hội thảo nằm trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu Khoa học Công nghệ cấp tỉnh “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng từ các loài nấm đối kháng và loài nấm ký sinh” do TS. Mai Thành Luân – Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp (NLNN) làm chủ nhiệm đề tài, Trường Đại học Hồng Đức chủ trì thực hiện.

Tham dự Hội thảo có bà Nguyễn Thị Nhung - Phó trưởng phòng QLKHCN, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa; đại diện lãnh đạo một số doanh nghiệp và chủ các trang trại/nhà vườn trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo phòng QLKHCN&HTQT; cán bộ giảng viên và đông đảo sinh viên khoa NLNN. 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710834757909-ac7052ec6111f5fa3e30541c773045ee-20230920045215-e.jpg

PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại hội thảo

Với ý nghĩa thực tiễn cao, Hội thảo đã nhận được 15 bài tham luận của các nhà khoa học, nhà quản lý, các cán bộ nghiên cứu và giảng viên trong và ngoài Trường Đại học Hồng Đức. Các bài tham luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính sau: Vai trò của chế phẩm sinh học trong nông nghiệp và tiềm năng phát triển bộ chế phẩm sinh học từ các loài nấm có khả năng phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng; đánh giá thực trạng sâu bệnh hại và nhu cầu sử dụng sử dụng các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh trên một số cây trồng có giá trị kinh tế cao; đánh giá kết quả tuyển chọn, làm thuần một số loài nấm đối kháng và một số loài nấm ký sinh có tiềm năng phát triển thành các chế phẩm sinh học phòng trừ sâu bệnh cây trồng có nguồn gốc tại Thanh Hóa. 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710833264420-7e8f3a3a7f495d48196d5323134c9d34-20230920045215-e.jpg

 TS. Mai Thành Luân – Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp trình bày tham luận tại hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710835076136-a293328271f3b62422eafd8fa20d921b-20230920045214-e.jpg

 ThS. Lê Thị Hiền – Chi Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Thanh Hoá trình bày tham luận tại hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710833432471-286ce2f84b390fc6cdd07caa442f514f-20230920045214-e.jpg

Sinh viên Phạm Phương Anh – Lớp K24 ĐH Khoa học cây trồng trình bày tham luận tại hội thảo

Tại chương trình của Hội thảo, các đại biểu đã được nghe nhiều tham luận có giá trị của các tác giả: TS. Nguyễn Thành Luân với “Báo cáo kết quả phân lập các loài nấm gây bệnh hai cây trồng và các loài nấm có lợi sử dụng trong phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng”. TS. Lê Thị Phượng với tham luận “Báo cáo kết quả tuyển chọn các loài nấm có lợi”. ThS. Lê Thị Hiền – Chi Cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật Thanh Hoá với tham luận “Tình hình sinh vật gây hại cây trồng trên địa bàn tỉnh thanh hóa và biện pháp phòng trừ”; Sinh viên Phạm Phương Anh – Lớp K24 ĐH Khoa học cây trồng với tham luận “Chẩn đoán bệnh thối rễ héo rũ trên cây Sâm báo” … Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng nhận định: Các chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật được làm từ các loại nấm bao gồm, nấm vi sinh Chaetomium spp và Trichoderma spp. Chúng có tác dụng hiệu quả trong việc đối kháng và tiêu diệt nấm bệnh gây hại tồn tại trong đất trồng. Chế phẩm sinh học từ các loài nấm có khả năng tiêu diệt sạch các loại nấm bệnh trong đất. Hỗ trợ cây điều trị các bệnh thối rễ, xì mủ, chết thắt cây con, chết nhanh, chết chậm, lở cổ rễ, tuyến trùng,…; hỗ trợ để hệ rễ của cây phát triển mạnh. Từ đó giúp rễ ăn và uống khỏe hơn. Gia tăng hệ miễn dịch của cây để chúng có thể tự chống lại tới hơn 90% các loại bệnh trên cây trồng ví dụ như: ghẻ, gỉ sắt, nấm hồng, méo mó trái, vàng đít chín sớm,…Giảm việc tiếp xúc hóa chất của cây để tăng tuổi thọ. Tạo hương vị cho trái ngon và ngọt hơn. Với những công dụng đó, chế phẩm sinh học bảo vệ thực vật từ các loài nấm đã và đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp nhằm mang đến nhiều lợi ích cho việc phát triển nền nông nghiệp sạch và an toàn ở nước ta hiện nay. 


Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710833058803-c4e13ee5d82c960b02417f0fc9830f5a-20230920045214-e.jpg

Bà Nguyễn Thị Nhung - Phó trưởng phòng QLKHCN, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hoá phát biểu tại hội thảoMedia/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710832809164-5b643c85a74ee05e38d26999d007361c-20230920045215-e.jpg

 TS. Lê Văn Cường - Trưởng khoa NLNN phát biểu tại hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710845223209-6ea0bc13dd61a9335c09ed981389aa60-20230920045214-e.jpg

Ông Thiều Đình Hùng - Công ty dược liệu Triệu Sơn phát biểu tại hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710845004081-22e9b3a44b0ed7dafd93477ed5fce045-20230920045214-e.jpg

 Ông Hoàng Xuân Nghĩa - Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Thanh Hoá phát biểu tại hội thảo

Cũng tại Hội thảo các đại biểu đã trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề về thực trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc sinh học trong sản xuất rau trên địa tỉnh Thanh Hóa; Vai trò của vi sinh vật đối kháng trong phòng ngừa bệnh gây hại trên cây sâm báo; nghiên cứu chẩn đoán bệnh khô thân cành gây hại măng tây tại Thanh Hóa; đánh giá thực trạng sâu bệnh hại, nhu cầu sử dụng chế phẩm sinh học và kết quả thu thập mẫu phân lập trên cây măng tây; kết quả tuyên chọn các loài nấm có tính đối kháng và có khả năng ký sinh đối với sâu bệnh hại cây trồng;…

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710833182398-03310b67854818e290647409c2df399f-20230920045215-e.jpg

Toàn cảnh hội thảo

Hội thảo đã thực sự đã trở thành diễn đàn để các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên và cán bộ nghiên cứu trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, công bố kết quả sử dụng các loài nấm có tính đối kháng, tính ký sinh ngoài tự nhiên phát triển thành các bộ chế phẩm phòng ngừa bệnh, sâu hại cây trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đồng thời, kết quả của hội thảo cũng đã đưa ra được những khuyến nghị để Trường Đại học Hồng Đức có những điều chỉnh phù hợp trong công tác phát triển các hướng nghiên cứu trong lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt là công nghệ sinh học ứng dụng phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, góp phần phát triển nền nông nghiệp sạch, an toàn và thực hiện thành công các Đề án nông nghiệp công nghệ cao, thông minh và Đề án nông nghiệp hữu cơ bền vững tại Thanh Hóa đến năm 2025 định hướng 2030.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710834800881-0e5d46ed3216fef47e3ca5c4d1849278-20230920045214-e.jpgMedia/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710832745765-0c2300b13297c2eee6c6f00bf7a7d69e-20230920045213-e.jpgĐại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảoMedia/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4710834975824-7f0e6f9da29be14d5d783c24b9091699-20230920045214-e.jpg

Các bạn sinh viên chụp ảnh lưu niệm với các thầy cô giáo tại Hội thảo

Tin liên quan