Trường Đại học Hồng Đức và UBND huyện Thường Xuân đồng phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học: “Tổng kết đánh giá kết quả nuôi cá lồng của Dự án thuộc Chương trình Nông thôn miền núi”

3/14/2023 4:15:55 PM

Hội thảo nằm trong khuôn khổ Chương trình phối hợp thực hiện Dự án “Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus), cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus) và cá Chép V1 (Cyprinius) trong lồng theo chuỗi giá trị tại các hồ chứa thủy lợi tỉnh Thanh Hóa”; được tổ chức vào ngày 28/10/2022, tại trụ sở làm việc của UBND huyện Thường Xuân.

 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/z3837815041290-81bc9565cc1897a283f9ede2cdc429c0-20221029085243-e.jpg

PGS.TS. Hoàng Thị Mai - Phó Hiệu trưởng Nhà trường và ông Nguyễn Thành Lương - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân đồng chủ trì Hội thảo

Tới dự Hội thảo có ông Nguyễn Thành Lương - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân; đại diện các phòng, ban chức năng, đại diện lãnh đạo Hội nông dân, Hội liên hiệp Phụ nữ, Huyện đoàn Thường Xuân; đại diện lãnh đạo các xã, thị trấn, hợp tác xã và một số hộ dân tham gia triển khai dự án. Ông Nguyễn Vân Huân – TP. Quản lý KH&CN cơ sở đại diện Sở Khoa học & Công Nghệ Thanh Hóa. Ngoài ra, Hội thảo còn có sự góp mặt của các đơn vị phối hợp; các chuyên gia đến từ TT. Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Về phía trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Hoàng Thị Mai - Phó Hiệu trưởng; đại diện lãnh đạo phòng QLKHCN&HTQT, khoa Nông Lâm Ngư nghiệp (NLNN), chủ nhiệm và các thành viên dự án.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/z3836357897032-a706fd45af1ecc11f12ed78c086c7342-20221029084645-e.jpg

PGS.TS. Hoàng Thị Mai - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo

Trong chương trình làm việc của Hội thảo, ThS. Lê Huy Tuấn – Giảng viên khoa NLNN đại diện nhóm nghiên cứu đã trình bày các kết quả chính của dự án. Theo đó, trong thời gian 48 tháng (từ 11/2018 đến 10/2022); dự án đã hỗ trợ ứng dụng chuyển giao và tiếp nhận 03 quy trình công nghệ gồm: Quy trình nuôi cá Bỗng trong lồng trên hồ thủy lợi; Quy trình công nghệ nuôi cá Chép Lai VI trong lồng trên hồ thủy lợi và Quy trình công nghệ nuôi cá Trắm đen trong lồng trên hồ thủy lợi; Xây dựng mô hình ươm giống và triển khai mô hình nuôi thương phẩm; Xây dựng mô hình giới thiệu tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi cửa hàng thực phẩm an toàn; Đào tạo 10 kỹ thuật viên am hiểu sâu và thực hành thành thạo quy trình công nghệ nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi; tập huấn cho 200 hộ nông dân nắm vững và áp dụng quy trình nuôi cá lồng trong lòng hồ thủy lợi; tổ chức các Hội thảo, hội nghị đầu bờ tổng kết, rút kinh nghiệm, các chương trình thăm quan học hỏi tại nhiều địa phương…

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/z3836508832883-2a567e36874eaf8e4d2473d4f49594de-20221029084645-e.jpg

Quang cảnh Hội thảo

Các đại biểu tập trung đưa ra nhiều ý kiến đóng góp thông qua các tham luận: Mô hình phát triển nuôi cá lồng trên hồ thủy lợi trên địa bàn huyện Thường Xuân: Từ Dự án đến thực tiễn” của ThS. Trịnh Văn Trường, PTP. NN&PTNT, huyện Thường Xuân;  “Phát triển mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy lợi: hướng phát triển ngành nghề mới đối với công ty TNHH Một thành viên sông Chu” của Ông Lê Văn Hiểu, GĐ. Chi nhánh Thủy lợi Triệu Sơn; “Hoàn thiện quy trình nuôi cá lồng trên long hồ thủy lợi trong điều kiện tỉnh Thanh Hóa” - TS. Đinh Văn Trung, TT. Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt miền Bắc. Đồng thời, trong phạm vi của Hội thảo, các đại biểu cũng thảo luận, góp ý hoàn thiện quy trình công nghệ nuôi cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus), cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus) và cá Chép V1 (Cyprinius) trong lồng trên lòng hồ thủy lợi, thủy điện phù hợp với điều kiện của tỉnh Thanh Hóa và các địa phương triển khai dự án; đánh giá các tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên, mặt nước và các điều kiện khác của các huyện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm tiếp tục nhân rộng mô hình nuôi cá lồng trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện trên địa bàn huyện Thường Xuân nói riêng và địa bàn tỉnh Thanh Hóa nói chung.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202210/Images/z3837785299710-b6a44f22b3341fdbfcc1a9fc03deac22-20221029084645-e.jpg

Ông Nguyễn Thành Lương - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu tại Hội thảo, ông Nguyễn Thành Lương - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Thường Xuân một lần nữa khẳng định: Kết quả nghiên cứu và triển khai ứng dụng của dự án “xây dựng mô hình nuôi thương phẩm cá Trắm đen (Mylopharyngodon piceus), cá Bỗng (Spinibarbus denticulatus) và cá Chép V1 (Cyprinius) trong lồng theo chuỗi giá trị tại các hồ chứa thủy lợi tỉnh Thanh Hóa” có những đóng góp quan trọng đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy hải sản nói riêng và phát triển nông nghiệp, nông thôn nói chung của huyện Thường Xuân. Những khuyến nghị, đề xuất của các nhà khoa học, nhà quản lý, đại biểu khách mời là những gợi mở ý nghĩa  để Trường Đại học Hồng Đức và UBND huyện Thường Xuân cũng như nhóm thực hiện dự án có những điều chỉnh phù hợp trong quy trình công nghệ và định hướng đề xuất điều chỉnh các chính sách phát triển mô hình nuôi cá lồng trên lòng hồ thủy lợi, thủy điện phù hợp với điều kiện thực tiễn của các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới./.

Tin liên quan