Trường ĐH Hồng Đức phối hợp với Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Đức (DAAD) tổ chức Hội thảo quốc tế: Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

9/25/2023 4:26:34 PM

Trường ĐH Hồng Đức phối hợp với Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Đức (DAAD) tổ chức Hội thảo quốc tế: Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Trong 02 ngày 22, 23/9/2023, Trường Đại học Hồng Đức phối hợp với Đại diện Cơ quan Trao đổi Hàn Lâm Đức (DAAD) tổ chức hội thảo quốc tế: “Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương” nhằm trao đổi, cập nhật các kiến thức, các kết quả nghiên cứu và chia sẻ những chương trình dự án về phát triển du lịch đối với kinh tế địa phương và phát triển xã hội, từ đó đề xuất các giải pháp và chiến lược phát triển du lịch bền vững ở các địa phương. Hội thảo cũng góp phần tăng cường hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ giữa các cựu lưu học sinh Đức, các nhà khoa học, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước.

 

Tham dự hội thảo có Giáo sư Wilhelm Steingrube - Trường Đại học Greifswald, CHLB Đức; Giáo sư Henning Bombeck - Trường Đại học Rostock, CHLB Đức; Ông Nguyễn Ngọc Tuý – Phó trưởng Ban Tuyên giáo tỉnh uỷ Thanh Hoá; đại diện các Sở, Ban Ngành trong tỉnh và các cựu lưu học sinh đã từng học tập, công tác tại CHLB Đức đến từ các tỉnh thành trong cả nước.

 Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường; lãnh đạo các phòng ban chức năng; lãnh đạo các khoa đào tạo và đông đảo cán bộ giảng viên và sinh viên quan  tâm đến chủ đề của hội thảo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4716735041485-606ddd5cbc14a5ac8be35d19bbe817d0-20230922032015-e.jpg

Quang cảnh hội thảo

Phát triển du lịch đóng một vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế và xã hội, là đòn bẩy để thúc đẩy nền kinh tế của địa phương. Thanh Hóa là một tỉnh có lợi thế về vị trí địa - chính trị như điều kiện thiên nhiên đa dạng - có rừng, có biển, có nhiều di tích lịch sử, có những nét văn hóa đặc sắc - là những ưu thế để phát triển ngành công nghiệp không khói. Phát triển du lịch được Thanh Hóa xác định là ngành kinh tế mũi nhọn, được chú trọng đầu tư mạnh mẽ thể hiện qua Chiến lược phát triển du lịch Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 và Chương trình phát triển du lịch tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025. Du lịch Thanh Hóa không ngừng phát triển và đã có những đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với những kết quả cụ thể như: Giai đoạn từ 2021 đến hết  năm 2023, toàn tỉnh ước đón được 26.460.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế ước đạt 881.460 lượt). Trong 6 tháng đầu năm 2023, toàn tỉnh ước đón 8.354.000 lượt khách (trong đó khách quốc tế ước đạt 214.600 lượt); Giai đoạn từ 2021 đến hết năm 2023, tổng thu du lịch ước đạt 49.266 tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách quốc tế ước đạt 312,135 triệu USD). Trong 6 tháng đầu năm 2023, tổng thu ước đạt 15.072 tỷ đồng (trong đó tổng thu từ khách quốc tế ước đạt 92,230 triệu USD).

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4716732357891-227c8155bd1945b3461c4fbb8fe13f37-20230922032014-e.jpg

PGS.TS. Bùi Văn Dũng - Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, PGS.TS. Bùi Văn Dũng – Bí thư Đảng uỷ, Hiệu trưởng Nhà trường nhấn mạnh: Với vai trò là Trường Đại học uy tín của Tỉnh Thanh Hóa, trong nhiều năm qua, Trường Đại học Hồng Đức đã có nhiều đóng góp vào thành công của các chương trình phát triển du lịch của tỉnh trên hai phương diện đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học. Hiện Trường Đại học Hồng Đức đang tuyển sinh 02 ngành đào tạo trình độ đại học là Du lịch và Quản trị khách sạn. Trong hơn 1 thập kỷ tham gia đào tạo nguồn nhân lực cho lĩnh vực du lịch, Nhà trường đã cung cấp cho xã hội hơn 1000 sinh viên, hiện đang đảm nhiệm vị trí là các cán bộ, nhân viên trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp về văn hóa, du lịch; các doanh nghiệp lữ hành, các khách sạn, nhà hàng trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, Trường ĐH Hồng Đức còn tham gia, thực hiện nhiều đề tài, dự án về du lịch như: Hỗ trợ hoạt động liên kết của các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp ĐMST tại các trường ĐH, viện nghiên cứu, tổ chức chính trị - XH; Nghiên cứu đề xuất giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu điểm đến du lịch khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa; Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng phục vụ phát triển bền vững KTXH vùng ven biển tỉnh Thanh Hóa; Nghiên cứu các sản phẩm du lịch sông, biển gắn với phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030, định hướng đến năm 2045... Với chủ đề ý nghĩa, Hiệu trưởng Nhà trường mong muốn hội thảo sẽ trở thành một diễn đàn học thuật sôi nổi, nơi các nhà khoa học thảo luận và đưa ra nhiều gợi ý, đề xuất, kiến nghị ý nghĩa đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành du lịch, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội địa phương. Sự thành công của Hội thảo cũng góp phần khẳng định uy tín, năng lực cũng như mở rộng cơ hội hợp tác của Trường Đại học Hồng Đức với các tổ chức, trường học trong tương lai.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/4-20230923092748-e.jpg

 PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng, nguyên Phó trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Thuỷ lợi trình bày tham luận tại hội thảo 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4717241320926-afc0623e44cfb001184f7dbbb867bf2e-20230922054624-e.jpg

Giáo sư Henning Bombeck - Trường Đại học Rostock, CHLB Đức trình bày tham luận tại hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4716736429792-3af2bdd8032314ba408b1eab583e0cd6-20230922032016-e.jpg

Giáo sư Wilhelm Steingrube - Trường Đại học Greifswald, CHLB Đức trình bày tham luận tại hội thảo

Tại hội thảo các đại biểu đã được nghe nhiều tham luận có giá trị của các tác giả: PGS.TS. Nguyễn Trung Dũng, nguyên Phó trưởng khoa Kinh tế, Trường Đại học Thuỷ lợi: “Du lịch – Một ngành kinh tế quan trọng ở Đức và Việt Nam”; GS. Wilhelm Steingrube,Trường Đại học Greifswald, CHLB Đức: “Du lịch nông thôn – Làng của chúng ta có thể chịu đựng được bao nhiêu khách du lịch?”; GS. Henning Bombeck, Trường Đại học Rostock, CHLB Đức: “Kiến trúc du lịch – Chân thực hay Disney World?”; TS. Nguyễn Thanh Phong, Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN): “Phát triển chuỗi giá trị bền vững sản phẩm từ tơ sen tại Việt Nam hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương”; TS. Lê Thu Huyền, Trường ĐH Giao thông vận tải: “Chuỗi hậu cần du lịch thông minh: Thực tiễn tốt nhất và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”…Thông qua các tham luận, các đại biểu đồng nhận định cho rằng: Phát triển du lịch bền vững là mục tiêu hướng đến của nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. Phát triển du lịch được coi là bền vững ở trên 3 khía cạnh: môi trường bền vững, xã hội bền vững và kinh tế bền vững. Để đảm bảo phát triển du lịch bền vững cần phải xác định được các mục tiêu cơ bản, sau đó cần xác định được các nguyên tắc của phát triển du lịch bền vững, lấy làm kim chỉ nam cho những hoạt động tiếp theo, giúp du lịch phát triển nhanh và hiệu quả trong tương lai.

 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4716733258254-822566833ad92aba7d3fdd24ff4d3455-20230922032017-e.jpg

Đại biểu tham dự tại hội thảo

Cũng tại hội thảo, các đại biểu cũng đã đi sâu trao đổi, thảo luận về các vấn đề tiềm năng phát triển du lịch ở Thanh Hóa; Việt Nam dưới con mắt du khách Đức - kinh nghiệm của hướng dẫn viên du lịch Việt Nam; phát triển chuỗi giá trị bền vững sản phẩm từ tơ sen tại Việt Nam hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội địa phương; du lịch nông thôn – làng của chúng ta có thể chịu đưng được bao nhiêu khách du lịch?...

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4716734328028-374f2e982f2925f514bc872d78946666-20230922032015-e.jpg

Với các cách tiếp cận đa chiều, nhiều ý kiến trao đổi thẳng thắn và nghiêm túc của các đại biểu tham dự, Hội thảo thực sự đã trở thành diễn đàn để các chuyên gia, các nhà khoa học, các giảng viên, giáo viên và cán bộ nghiên cứu đến từ các Trường Đại học, Viện nghiên cứu, các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước trao đổi, thảo luận các kết quả nghiên cứu và chia sẻ những chương trình dự án về phát triển du lịch đối với kinh tế địa phương và phát triển xã hội, từ đó đề xuất được các giải pháp và chiến lược phát triển du lịch bền vững ở các địa phương. Đồng thời, Hội thảo cũng đã gợi mở các định hướng hợp tác trong đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ giữa Trường Đại học Hồng Đức với các cựu lưu học sinh Đức, các nhà khoa học, cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước./.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202309/Images/z4716735015028-b3ce8dd486a5f0703d21b5b0931b8c7c-20230922032015-e.jpg

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại hội thảo

Tin liên quan