Hội thảo khoa học: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất một số dạng bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây Sâm báo đang được trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

6/2/2023 2:52:21 PM

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất một số dạng bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây Sâm báo đang được trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Chiều ngày 26/5/2023, tại Hội trường 404 – Nhà điều hành, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất một số dạng bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây sâm báo (Abelmoschus sagittifolius (Kurz) Merr.) đang được trồng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Đây là Hội thảo khoa học nằm trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ cấp Tỉnh do PGS.TS Đinh Ngọc Thức – PTP.QLKHCN&HTQT làm chủ nhiệm đề tài.

 

Tham dự Hội thảo có PGS.TS. Đào Thị Vui – Trường Đại học Dược Hà Nội; PGS.TS. Lê Nguyễn Thành – Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam; ThS. Đỗ Thị Nhung – PTP. Quản lý Khoa học, Sở KH&CN Thanh Hóa. TS. Lê Hùng Tiến – Giám đốc Trung tâm Dược liệu Bắc Trung Bộ; DSCK1.TTUT. Lê Văn Mạnh - Công ty CP Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa; DSCK2. Trịnh Lê Anh - PGĐ Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa; KS. Thiều Đình Hùng – GĐ Công ty Dược liệu Triệu Sơn. Về phía trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Hoàng Thị Mai – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo phòng QLKHCN&HTQT; cán bộ giảng viên và đông đảo sinh viên khoa Khoa học Tự nhiên. 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/e4e2e-20230526083820-e.jpg

PGS.TS Đinh Ngọc Thức – PTP.QLKHCN&HTQT, chủ nhiệm đề tài phát biểu chủ trì Hội thảo

Cây Sâm báo có tên khoa học là Abelmoschus sagittifolius, thuộc họ Bông (Malvaceae), cây có tên là Sâm báo do có nguồn gốc từ vùng núi Báo, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Ngoài ra còn có tên khác như sâm bố chính, được tìm thấy tại huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, sâm Thổ Hào, được tìm thấy ở vùng Thanh Chương, Nghệ An. Ngoài ra, cây Sâm báo còn tìm thấy mọc hoang rải rác trong các rừng thưa, nơi có độ ẩm cao thuộc các tỉnh như Phú Yên, Gia Lai, Bạc Liêu và một số tỉnh thuộc khu vực Tây Bắc nước ta. Hiện nay sâm báo đang được trồng với số lượng lớn tại một số vùng trong tỉnh Thanh Hóa đó là các huyện Vĩnh Lộc, Cẩm Thủy, Như Xuân, Trung tâm nghiên cứu Dược liệu Bắc Trung Bộ và một số địa phương khác của tỉnh Thanh Hóa. Trong đó cây sâm báo là một trong những cây dược liệu được ưu tiên đầu tư để trồng theo quyết định số 4079/QĐ-UBND ngày ngày 24 tháng 11 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, quyết định phê duyệt đề án “Phát triển các mô hình cây trồng, vật nuôi, dược liệu, sản phẩm có lợi thế khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2022-2025”. Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao, Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý, các cán bộ giảng viên và giáo viên trong và ngoài trường cùng nhau thảo luận, trao đổi nhằm xác định được thành phần hoạt chất chính có trong cây sâm báo đang được trồng tại Thanh Hóa; xây dựng được quy trình chiết cao sâm báo bảo tồn các hoạt chất làm nguyên liệu đầu vào cho sản xuất các dạng thực phẩm bảo vệ sức khỏe con người; xây dựng được quy trình sản xuất một số dạng bào chế thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ cây sâm báo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/087-20230526083818-e.jpg

Quang cảnh Hội thảo

Với ý nghĩa thực tiễn cao, Hội thảo đã nhận được hơn 15 bài tham luận của các tác giả đang công tác tại Viện Hàn lâm KH&CNVN, Trường Đại học Dược Hà Nội, Viện Dược liệu, Bộ KH&CN, Trung tâm Dược liệu Bắc Trung Bộ - Viện Dược liệu, Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa và cán bộ, giảng viên của Trường Đại học Hồng Đức. Các bài tham luận tập trung chủ yếu vào các vấn đề chính sau: Đánh giá thực trạng, tiềm năng và định hướng phát triển của cây Sâm báo tại Thanh Hóa; đánh giá tác dụng dược lý của Sâm báo liên quan đến tác dụng bảo vệ dạ dày, tác dụng tăng lực, bồi bổ sức khỏe, hoạt tính chống oxi hóa, độc tính cấp, độc tính bán trường diễn; định danh loài thực vật, nghiên cứu tách chiết các hợp chất từ cây sâm báo, đinh lượng một số hợp chất tử Sâm báo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379177851522-750f7b831f48d31f6ab4d89fe94d7cdb-20230526083818-e.jpg

Viên nang Sâm báo - Sản phẩm nghiên cứu của đề tài KHCN cấp tỉnh.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379825712964-9941302175b9f0c9280d30690fd78b5a-20230527025802-e.jpg

TS. Lê Hùng Tiến – GĐ Trung tâm Dược liệu Bắc Trung Bộ trình bày tham luận tại Hội thảo.

Tại Hội thảo, TS. Lê Hùng Tiến – GĐ Trung tâm Dược liệu Bắc Trung Bộ đã chia sẻ tham luận với chủ đề: “Thực trạng, giải pháp phát triển nâng cao chuỗi giá trị sản xuất cây dược liệu Sâm báo tại Thanh Hóa”. Trên cơ sở đánh giá thực trạng phát triển dược liệu Sâm báo trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, TS. Lê Hùng Tiến đã đưa ra các giải pháp để phát triển vùng trồng cần liên kết hộ trồng dược liệu gắn với chế biến, tiêu thụ, góp phần phát triển bền vững cây dược liệu Sâm báo, nâng cao thu nhập cho người dân.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379825980159-8381e5a13b4db382531cd5de7ddc33e5-20230527025626-e.jpg

PGS.TS. Đào Thị Vui – Đại học Dược Hà Nội trình bày tham luận tại Hội thảo.

PGS.TS. Đào Thị Vui – Đại học Dược Hà Nội đã có bài báo cáo “Tác dụng dược lý của cao Sâm báo theo hướng hỗ trợ điều trị loét dạ dày và nghiên cứu độc tính cấp, độc tính bán trường diễn của cao Sâm báo”, nội dung báo cáo đánh giá về các tác dụng của cao chiết Sâm báo gồm đánh giá tác dụng tăng cường thể lực, tác dụng chống loét dạ dày trên động vật thực nghiệm, đã thu được những kết quả rất khả quan.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379826066683-8f7a3e7db8d5b53f9587d1bea582507c-20230527025627-e.jpg

DSCK2. Trịnh Lê Anh - PGĐ Trung tâm Kiểm nghiệm Thanh Hóa phát biểu ý kiến tại Hội thảo

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379826166875-ff306b3520e80bc04fb9df6faa377220-20230527025627-e.jpg

DSCK1.TTUT. Lê Văn Mạnh - Công ty CP Dược – Vật tư Y tế Thanh Hóa phát biểu ý kiến tại Hội thảo. 

Cũng tại Hội thảo, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận làm rõ các vấn đề các giá trị y học và dược học của cây Sâm báo; một số hợp chất terpenoid phân lập từ củ rễ, lá cây sâm báo; tiềm năng và định hướng phát triển của cây Sâm báo tại Thanh Hóa.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379177555531-0b627f16adf218d45487cc66c6aca06f-20230526083818-e.jpg

PGS.TS. Hoàng Thị Mai - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo.

Tham dự Hội thảo, PGS.TS. Hoàng Thị Mai - Phó Hiệu trưởng Nhà trường gửi lời cảm ơn sâu sắc tới sự quan tâm của các nhà quản lý, nhà khoa học dành cho Hội thảo. Đặc biệt đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến góp ý, gợi mở của các đại biểu tham dự; PGS.TS. Hoàng Thị Mai nhấn mạnh: Trong những năm qua, bên cạnh nhiệm vụ nâng cao chất lượng đào tạo, Trường Đại học Hồng Đức luôn chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ. Chất lượng các đề tài ngày càng được nâng cao, sản phẩm ngày càng gắn với thực tế đời sống, có địa chỉ áp dụng, có tiếp nhận triển khai ứng dụng của các đơn vị đặt hàng. PGS.TS. Hoàng Thị Mai đề nghị chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các đại biểu, tiếp tục hoàn thiện và triển khai các nội dung của đề tài NCKH cấp tỉnh vào thực tiễn, từ đó đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa./.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379177829886-93c0aa1a986234ef78fac748c951e004-20230526083818-e.jpg

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202305/Images/z4379177692290-1588facd82704fb8edb9e1751584116d-20230526083818-e.jpg

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

Tin liên quan