Hội thảo Khoa học “Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý, đốt bỏ, tái sử dụng tàn dư ngọn, lá mía trên đồng ruộng tại vùng Bắc Trung bộ”

4/10/2023 4:02:25 PM
Sáng ngày 08/04/2023, tại huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội thảo khoa học: “Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý, đốt bỏ, tái sử dụng tàn dư ngọn, lá mía trên đồng ruộng tại vùng Bắc Trung bộ”. Đây là Hội thảo nằm trong khuôn khổ nhiệm vụ KHCN cấp Bộ của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phụ phẩm cây mía trong sản xuất theo hướng hữu cơ vùng mía nguyên liệu Bắc Trung bộ”, do TS. Lê Thị Thanh Huyền – Giảng viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp làm chủ nhiệm đề tài.

Tham dự Hội thảo có bà Trần Thị Lụa - Viện Nông hóa Thổ nhưỡng; đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Tân Kỳ tỉnh Nghệ An; đại diện lãnh đạo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thuỷ, Thọ Xuân; lãnh đạo Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp của huyện Ngọc Lặc, Cẩm Thủy; lãnh đạo và cán bộ phụ trách nông nghiệp các xã thuộc huyện Ngọc Lặc. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Đinh Ngọc Thức – Phó trưởng phòng QLKHCN&HTQT, đại diện lãnh đạo, cán bộ, giảng viên khoa Nông Lâm Ngư nghiệp; các tác giả có bài tham luận; các hộ nông dân và các nhà nghiên cứu quan tâm đến chủ đề Hội thảo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/f0eb1a49ab9577cb2e842-20230409074807-e.jpg

Quang cảnh Hội thảo

Hội thảo hướng tới mục tiêu đánh giá thực trạng thu gom, xử lý, đốt bỏ, tái sử dụng tàn dư ngọn, lá mía trên đồng ruộng tại vùng Bắc Trung bộ và đề xuất các giải pháp, các công nghệ tiên tiến, để tăng cường sử dụng vật liệu sẵn có, tái sử dụng, khép kín chu trình trong khu vực sản xuất tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp hữu cơ ổn định, thông qua sử dụng sản phẩm từ trồng trọt làm thức ăn chăn nuôi, và cung cấp nguyên liệu làm phân bón hữu cơ cho trồng trọt....

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/70023bbc8a60563e0f711-20230409074811-e.jpg

Với chủ đề có ý nghĩa thực tiễn cao, tại Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận và tập trung làm rõ các vấn đề chủ yếu, như: Thực trạng sản xuất mía của các nông hộ tại vùng Bắc Trung bộ (chất lượng và cơ cấu giống, phân bón, cơ giới hoá, các biện pháp kỹ thuật....); thực trạng thu gom ngọn, lá mía trên đồng ruộng; thực trạng xử lý, đốt bỏ, tái sử dụng ngọn, lá mía trên đồng ruộng tại vùng Bắc Trung bộ; đề xuất một số giải pháp nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất mía. Bên cạnh đó, các đại biểu đã đi sâu trao đổi, thảo luận về vấn đề ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất nông nghiệp hiện nayquy trình kỹ thuật ủ phân từ phế phụ phẩm  trồng mía và các yếu tố ảnh hưởng đến quá  trình ủ phân.

Trong khuôn khổ của chương trình Hội thảo, các đại biểu tham dự đã đi thăm quan thực tế một số mô hình xử lý, ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm ngọn lá mía và thí nghiệm đồng ruộng bón phân hữu cơ tại xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hoá; xã Nghĩa Mai, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/ccda1d75aca970f729b83-20230409074814-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/f08094e2243ef860a12f5-20230409074812-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/a55042d4f3082f5676194-20230409074810-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/a2afae911e4dc2139b5c8-20230409074809-e.jpg
Các đại biểu tham dự Hội thảo thăm quan mô hình xử lý, ủ phân hữu cơ từ phụ phẩm ngọn lá mía và bố trí thí nghiệm bón phân hữu cơ tại xã Vân Am, huyện Ngọc Lặc.

Hội thảo “Đánh giá thực trạng thu gom, xử lý, đốt bỏ, tái sử dụng tàn dư ngọn, lá mía trên đồng ruộng tại vùng Bắc Trung bộ” đã thật sự trở thành diễn đàn kết nối giữa các nhà khoa học, cán bộ giảng viên của trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan quản lý với hợp tác xã dịch vụ và hộ nông dân các huyện miền núi trên đại bàn tỉnh Thanh Hóa nhằm trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và đưa ra được các giải pháp nâng cao hiệu quả về việc xử lý và tái sử dụng tàn dư ngọn, lá mía. Trên cơ sở đó, Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu sẽ nghiêm túc tiếp thu, hoàn thiện đề tài NCKH cấp Bộ và sớm triển khai các nội dung của đề tài vào thực tiễn sản xuất, từ đó đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thanh Hóa nói riêng và vùng Bắc Trung bộ nói chung.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/e7136f56df8a03d45a9b7-20230409074813-e.jpg

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

 

Tin liên quan