Hội thảo khoa học: Giải pháp thực hiện học phần thực tập, chuyên đề nghiên cứu, đề án, luận văn và luận án trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Hồng Đức

4/10/2023 11:09:14 AM
Nhằm tạo diễn đàn để các nhà khoa học, nhà quản lí, cán bộ giảng viên trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và các kết quả nghiên cứu mới về đào tạo trình độ thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng, đào tạo tiến sĩ phát triển năng lực người học và đáp ứng quy định tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sáng ngày 28/03/2023, Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Giải pháp triển khai học phần thực tập, chuyên đề nghiên cứu, đề án, luận văn và luận án trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Hồng Đức”.

Tham dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, phòng Quản lý Khoa học Công nghệ và Hợp tác quốc tế; đại diện lãnh đạo các khoa tham gia đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; các tác giả có bài tham luận và đông đảo cán bộ giảng viên trong toàn trường quan tâm đến chủ đề hội thảo. PGS.TS. Hoàng Thị Mai -  Phó Hiệu trưởng Nhà trường chủ trì Hội thảo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4217572851685-5907666147bb26a745d92de036dda8a4-1-20230328102330-e-20230328033217-e.jpg

PGS.TS. Hoàng Thị Mai -  Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu chủ trì Hội thảo.

Với chủ đề có ý nghĩa thực tiễn cao, Hội thảo đã thu hút hơn 20 báo cáo tham luận đến từ các nhà khoa học, nhà quản lý, cán bộ giảng viên trong và ngoài trường. Trong khuôn khổ của Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận và tập trung làm rõ các vấn đề chủ yếu, như: Đánh giá thực trạng công tác thực hành, thực tập và triển khai các chuyên đề nghiên cứu trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ theo quy định tại Thông tư số 23/2021/TT-BGDD ngày 30/8/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo; Phân tích các vấn đề lí luận, thực tiễn về công tác thực hành, thực tập và triển khai thực hiện các chuyên đề nghiên cứu, đề án, luận văn, luận án trong chương trình đào tạo thạc sỹ, tiến sĩ phát triển năng lực thích ứng nghề nghiệp của học viên đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ đó, đề xuất được các giải pháp nâng cao chất lượng thực hành thực tập và triển khai các chuyên đề nghiên cứu, đề án, luận văn, luận án trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Trường Đại học Hồng Đức.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4217571199137-b9446696bd2c6faac024476ed8074aa1-20230328102331-e.jpg

PGS.TS. Lê Thị Phượng – Phó trưởng khoa Khoa học Xã hội chia sẻ về vấn đề “Định hướng cách thức thực hiện học phần thực tập trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Văn-Tiếng Việt" tại Hội thảo.

Trình bày tham luận tại Hội thảo, PGS.TS. Lê Thị Phượng – Phó trưởng khoa Khoa học Xã hội đã chia sẻ về vấn đề “Định hướng cách thức thực hiện học phần thực tập trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Văn-Tiếng Việt (chương trình đào tạo theo định hướng Ứng dụng)”. Theo đó, PGS.TS. Lê Thị Phượng đã khát quát về chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và PPDH bộ môn Văn - Tiếng Việt; đồng thời, phân tích rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung cũng như cách thức tổ chức và đánh giá học phần thực tập trong chương trình đào tạo thạc sĩ. Trên cơ sở đó, PGS.TS. Lê Thị Phượng cho rằng: Để thực hiện hiệu quả học phần thực tập và chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng ứng dụng, cơ sở đào tạo cần tăng cường sự gắn kết tham gia của các bên liên quan, phát huy vai trò của các bên liên quan trong công tác phát triển chương trình và thực hiện chương trình đào tạo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4217572851670-34bfab7c235ba871eeebb6b65e6f4d50-20230328102330-e.jpg

TS. Lê Anh Minh – Giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên phát biểu tại Hội thảo.

TS. Lê Anh Minh – Giảng viên khoa Khoa học Tự nhiên lại quan tâm đến vấn đề nâng cao chất lượng hoạt động giảng dạy và học tập các chuyên đề nghiên cứu thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ. Bằng những dẫn chứng cụ thể từ hoạt động giảng dạy và học tập các chuyên đề nghiên cứu thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Toán giải tích, TS. Lê Anh Minh đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các chuyên đề thuộc chương trình đào tạo thạc sĩ theo định hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, nhằm đảm bảo cho học viên đạt được mức cao nhất các chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4217572477376-a254e4bdd21227d751886e5d10008740-20230328102332-e.jpg
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4217572482938-52e5cca9be8e83278c5de064f0e336d5-20230328102330-e.jpg

Quang cảnh tại Hội thảo.

Quan tâm đến các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ tiến sĩ ở Trường Đại học Hồng Đức, PGS.TS. Mai Văn Tùng – Trưởng khoa Khoa học Xã hội cho rằng: Cần tăng cường công tác quản lý người học, nhất là tăng cường vai trò của người hướng dẫn, bộ môn và khoa trong việc thực hiện kế hoạch đào tạo; tăng cường các hoạt động chuyên môn cấp khoa, bộ môn (hội thảo, seminar, sinh hoạt chuyên môn - học thuật) có sự tham gia của nghiên cứu sinh; cần lựa chọn đề tài luận án phù hợp/chuẩn ngay từ đầu để tránh tình trạng thay đổi đề tài làm mất nhiều thời gian và ảnh hưởng đến tâm lý học học tập của nghiên cứu sinh. Bên cạnh đó,  PGS.TS. Mai Văn Tùng cũng đề nghị Nhà trường cần có những hình thức xử lí cụ thể và nghiêm khắc để hạn chế tối đa tình trạng chậm tiến độ, bỏ cuộc xảy ra ở nghiên cứu sinh nhất là đối với nghiên cứu sinh là cán bộ giảng viên đang công tác tại trường.

Cũng tại Hội thảo các đại biểu trao đổi, thảo luận và chia sẻ về các vấn đề liên quan đến cách thức tổ chức thực hiện các chuyên đề, đề án tốt nghiệp trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ; về việc triển khai chương trình đào tạo thạc sĩ theo mô hình mới; các giải pháp triển khai thực hiện học phần thực tập trong chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ; một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ tại Trường Đại học Hồng Đức;...

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4217575836659-cc54688136d12b089e4d385e4c3196c2-20230328102330-e.jpg

PGS.TS. Ngô Xuân Lương - Trưởng khoa KHTN phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4218124613954-fa4b4e4df31f15d52a57b721b68dfc79-20230328022005-e.jpg
TS. Lê Thị Minh Huệ - Trưởng phòng Kế hoạch - Tài chính phát biểu ý kiến tại Hội thảo.
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4217575103820-a2de92e49c9e4f1a88e5bfa30f2cb9ce-20230328102330-e.jpg
TS. Nguyễn Thị Thanh - Giảng viên khoa TL -GD phát biểu ý kiến tại Hội thảo.

Phát biểu kết luận tại Hội Thảo, PGS.TS. Hoàng Thị Mai -  Phó Hiệu trưởng đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến góp ý, gợi mở của các đại biểu tham dự Hội thảo; đồng thời, PGS.TS. Hoàng Thị Mai khẳng định: Hội thảo đã thật sự trở thành diễn đàn khoa học để các vị khách quý, các nhà khoa học, nhà quản lý và các thầy cô giáo trong và ngoài trường trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, những bài học bổ ích và đưa ra được các giải pháp thiết thực nhằm giải quyết những vướng mắc trong quá trình triển khai công tác thực hành, thực tập, triển khai các chuyên đề nghiên cứu, đề án, luận án, luận văn trong đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo sau đại học tại Trường Đại học Hồng Đức đáp ứng yêu cầu mới trong giai đoạn hiện nay./.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202303/Images/z4218124852267-57b3cf897ac50fa716949a39ec4f56f4-20230328022006-e-20230328033014-e.jpg

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

 

Tin liên quan