Trường Đại học Hồng Đức tổ chức Hội thảo khoa học “Thực hiện chương trình, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học Tự nhiên 7”

4/10/2023 3:13:31 PM
Sáng ngày 07/04/2023, tại phòng 707, Trường Đại học Hồng Đức đã tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Thực hiện chương trình, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên dạy môn Khoa học Tự nhiên 7”.

Tham dự có ông Nguyễn Thế Lợi  - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Như Xuân; ông Nguyễn Văn Tuyển – Hiệu trưởng Trường THCS Nga Điền, huyện Nga Sơn; ông Đoàn Thanh Văn – Hiệu trưởng Trường THCS Hưng Lộc, huyện Hậu Lộc; ông Bùi Xuân Hồng - Phó  Hiệu trưởng Trường THCS Thành Long, huyện Thạch Thành; các giáo viên giảng dạy môn Khoa học Tự nhiên đến từ các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Về phía Trường Đại học Hồng Đức có PGS.TS. Đậu Bá Thìn – Phó Hiệu trưởng Nhà trường; đại diện lãnh đạo phòng QLKHCN&HTQT, cán bộ giảng viên và đông đảo sinh viên khoa Khoa học tự nhiên. 

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/6546205eb0996cc735881-20230407024656-e.jpg
PGS.TS. Đinh Ngọc Thức – Phó Trưởng phòng QLKHCN&HTQT phát biểu chủ trì Hội thảo.

Dạy học tích hợp các môn khoa học tự nhiên là một trong những định hướng quan trọng của đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Những nghiên cứu gần đây cũng khẳng định việc dạy học tích hợp có tác dụng kích thích hứng thú người học, đảm bảo chất lượng kiến thức môn học, phát triển năng lực chung của người học và giúp quá trình học tập gắn liền với thực tiễn hơn. Với những ưu điểm nổi trội như vậy, việc tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp trong các môn khoa học tự nhiên đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới như Mĩ, Đức, Úc, Pháp,... Việc tổ chức đào tạo giáo viên dạy học các môn tích hợp tại các trường sư phạm trên thế giới cũng được quan tâm nghiên cứu. Với chủ đề ý nghĩa, Hội thảo là cơ hội để các nhà khoa học, nhà quản lý, các cán bộ giảng viên và giáo viên trong và ngoài trường cùng nhau thảo luận, trao đổi nhằm hiểu rõ hơn về những đặc điểm cơ bản của chương trình, cấu trúc và quan điểm biên soạn môn Khoa học Tự nhiên 7. Qua đó, đề xuất các giải pháp khắc phục khó khăn trong dạy học, đánh giá môn học chương trình sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/0a52d02e43e99fb7c6f86-20230407024656-e.jpg
Quang cảnh Hội thảo.

Hội thảo đã thu hút được hơn 20 tham luận đến từ các nhà khoa học, cán bộ giảng viên Trường Đại học Hồng Đức và các giáo viên đến từ các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong khuôn khổ của Hội thảo, các đại biểu tham dự đã trao đổi, thảo luận và tập trung làm rõ các vấn đề chủ yếu như: Tìm hiểu dạy học tích hợp liên môn; tìm hiểu về phân phối chương trình sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7; tổ chức dạy học phát triển phẩm chất, năng lực học sinh; thực trạng việc dạy học môn Khoa học Tự nhiên ở Trường THCS; phương pp, hình thức, công cụ kiểm tra và đánh giá phát triển phẩm chất, năng lực học sinh lớp 7 trong các cơ sở giáo dục; Đề xuất giải pháp khắc khục khó khăn trong dạy học môn học theo chương trình sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên 7.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/4b015651c59619c840877-20230407024657-e.jpg

Cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Tú - Giáo viên Trường THCS Minh Khai trình bày tham luận tại Hội thảo.

Trình bày tham luận “Một số giải pp dạy môn Khoa học Tự nhiên 7 theo hình thức song song”, tại Hội thảo, cô giáo Nguyễn Thị Cẩm Tú đã phân tích ưu, nhược điểm của phương thức dạy học theo hình thức song song, đưa ra các giải pp khắc phục những hạn chế, tồn tại của phương thức dạy học này. “Khi chương trình môn Khoa học Tự nhiên càng lên cao ở lớp 8, 9, các chủ đề càng chuyên sâu thì việc dạy học theo phương thức song song sẽ càng hiệu quả so với các phương thức dạy học khác”, cô Nguyễn Thị Cẩm Tú chia sẻ thêm.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/bb5dcdd25e15824bdb0410-20230407024657-e.jpg

Cô giáo Nguyễn Thị Mai chia sẻ thực trạng việc dạy học môn Khoa học Tự nhiên 7 tại Trường Cù Chính Lan.

Từ thực trạng việc dạy học môn Khoa học Tự nhiên 7 tại Trường Cù Chính Lan, cô giáo Nguyễn Thị Mai – Trường THCS Cù Chính Lan cho rằng: Khi giáo viên chưa đảm bảo “biết 10 dạy 1” thì khó có thể tạo hứng thú, tích cực đối với học sinh. Và điều này sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu “hoàn chỉnh tri thức và kỹ năng nền tảng” đề ra đối với cấp THCS. Vì vậy, để khắc phục những khó khăn trong việc triển khai dạy học môn Khoa học Tự nhiên nói chung và môn Khoa học Tự nhiên lớp 7 nói riêng, cần đội ngũ giáo viên cần được đào tạo căn bản. Khó khăn trở ngại sẽ được giải quyết khi có sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường. Giải pp gần hơn đó là Trường Đại học Hồng Đức cần mở các lớp bồi dưỡng chứng chỉ cho giáo viên THCS để hoàn thiện hơn kiến thức, tích lũy được đủ kiến thức, tự tin giảng dạy, nâng cao chất lượng giáo dục.

 
Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/e7033e0fadc8719628d98-20230407024656-e.jpg

PGS.TS. Đậu Bá Thìn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phát biểu tại Hội thảo.

Phát biểu Hội thảo, PGS.TS. Đậu Bá Thìn - Phó Hiệu trưởng Nhà trường đánh giá cao và ghi nhận các ý kiến góp ý, gợi mở của các đại biểu tham dự Hội thảo; đồng thời, PGS.TS. Đậu Bá Thìn khẳng định: Hội thảo đã thật sự trở thành diễn đàn khoa học để các vị khách quý, các nhà khoa học, nhà quản lý và các thầy cô giáo trong và ngoài trường trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn, những bài học bổ ích và đưa ra được các giải pháp thiết thực khi hiện Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, đặc biệt là trong công tác giảng dạy môn học theo chương trình sách giáo khoa Khoa học Tự nhiên. Trên cơ sở đó, Nhà trường sẽ rà soát cập nhật, chuẩn hóa các nội dung trong chương trình đào tạo các ngành Sư phạm tại khoa Khoa học Tự nhiên đặc biệt là ngành đại học sư phạm Khoa học Tự nhiên đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo và nhu cầu xã hội./.

Một số hình ảnh khác tại Hội thảo:

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/9a3be0c57202ae5cf71313-20230407024658-e.jpg

 Ông Nguyễn Thế Lợi  - Phó trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Như Xuân phát biểu tại Hội thảo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/db3f7e95ec52300c694314-20230407024656-e.jpg

  Ông Nguyễn Thế Lợi  - Nguyễn Văn Tuyển – Hiệu trưởng Trường THCS Nga Điền, huyện Nga Sơn phát biểu tại Hội thảo.

Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/579a5d79cdbe11e048af2-20230407024656-e.jpg

TS. Lê Thị Huyền - Giảng viên Khoa KHTN trình bày tham luận tại Hội thảo.Media/1_hdu_home/FolderFunc/202304/Images/f0794260d0a70cf955b612-20230407024656-e.jpg

Đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo.

 

Tin liên quan